TẦM QUAN TRỌNG CỦA HÓA ĐƠN, CHỨNG TỪ TRONG VẬN CHUYỂN HÀNG HÓA

Nội dung bài viết
Nội dung bài viết

Hóa đơn và chứng từ là những giấy tờ bắt buộc để chứng minh nguồn gốc xuất xứ hàng hóa. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều cá nhân và tổ chức trong quá trình vận chuyển vẫn không có đầy đủ hóa đơn, chứng từ dẫn tới thiệt hại không nhỏ tổn thất về chi phí, thời gian và uy tín. Cùng chúng tôi tìm hiểu về tầm quan trọng của hóa đơn, chứng từ khi vận chuyển hàng hóa trong bài viết dưới đây.

Hóa đơn và chứng từ – những giấy tờ cần có khi vận chuyển hàng hóa

Theo thông tư 39/2014/TT-BTC, các hoạt động bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ có tổng giá thanh toán từ 200.000 đồng trở lên bắt buộc phải lập hóa đơn. Nếu hóa đơn dưới 200.000 đồng sẽ được lập khi bên mua có yêu cầu. Do đó, hóa đơn, chứng từ trong quá trình lưu thông hàng hóa không những để chứng minh nguồn gốc, xuất xứ của hàng hóa đó mà còn giúp ngăn chặn, phòng ngừa các hành vi buôn lậu. Các trường hợp không có hóa đơn, chứng từ sẽ bị xử phạt theo quy định Pháp luật.

Các loại hóa đơn, chứng từ của hàng hóa

Hóa đơn, chứng từ là một trong những loại giấy tờ thể hiện những đặc điểm về giá trị, chất lượng, số lượng, xuất xứ, …của sản phẩm. Theo đó, căn cứ từng loại hàng, hóa đơn, chứng từ có thể bao gồm các giấy tờ như: hóa đơn giá trị gia tăng, bảng kê, phiếu giao nhận hàng, phiếu xuất kho, đơn đặt hàng, lệnh điều động,….

Mức phạt khi vận chuyển hàng hóa không có hóa đơn, chứng từ

Hàng hóa trong quá trình lưu thông không có hóa đơn, chứng từ hợp pháp khi cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, phát hiện hành vi vi phạm ngoài việc bị xử phạt vi phạm hành chính còn bị xử phạt về hành vi trốn thuế đối với người nộp thuế.

1. Xử phạt hành chính khi vận chuyển không có hóa đơn, chứng từ

Không lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ có giá trị thanh toán từ 200.000 đồng trở lên cho người mua theo quy định thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng (Điều 3 Nghị định 49/2016/NĐ-CP và Điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP).

Trường hợp hàng hóa đang trên đường vận chuyển không cung cấp được hóa đơn, chứng từ, ngoài bị xử phạt vi phạm hành chính thì số hàng hóa đó sẽ bị tạm giữ bởi cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Xử phạt vi phạm do trốn thuế

Căn cứ Nghị định 125/2020/NĐ-CP, trường hợp không xuất được hóa đơn, chứng từ sẽ bị xử phạt hành chính theo các mức sau:

Mức phạt tiền Cơ sở
1 lần số thuế trốn Có từ một tình tiết giảm nhẹ trở lên
x 1,5 lần số thuế trốn Vi phạm không có tình tiết tăng nặng, giảm nhẹ
x 2 lần số thuế trốn Vi phạm có một tình tiết tăng nặng
x 2,5 lần số thuế trốn Vi phạm có hai tình tiết tăng nặng
x 3 lần số thuế trốn Vi phạm có từ ba tình tiết tăng nặng trở lên

Mỗi loại hàng hóa và mỗi bên nhận (đại lý, khách hàng…) sẽ có quy định, yêu cầu khác nhau về các loại hóa đơn, chứng từ cần có. Không nắm rõ quy định của pháp luật về hóa đơn, thiếu kinh nghiệm về yêu cầu của từng bên nhận hay sơ suất trong việc chuẩn bị giấy tờ trước khi lưu thông có thể dẫn đến những thiệt hại đáng kể cho doanh nghiệp. Do đó, để đảm bảo hóa đơn, chứng từ của hàng hóa đầy đủ, chính xác, bạn nên kết hợp một đơn vị vận tải giàu kinh nghiệm và hiểu rõ về ngành hàng. Họ sẽ có trách nhiệm tư vấn và đồng kiểm với kho xuất hàng để đảm bảo mọi giấy tờ được chuẩn bị kĩ lưỡng trước khi xe lăn bánh.

Bài viết liên quan

0974.072.540